26/09/2022 18:25 GMT+7 | Văn hoá
Từ xa xưa, người và voi vừa chung sống vừa tranh chấp không gian sống. Nhưng, cũng từ rất lâu, con người đã biến một số voi rừng trở thành voi nhà để phục vụ cho mình, đồng thời cũng nuôi dưỡng nó.
Xem chuyên đề "Ảnh = Ký ức = Lịch sử" TẠI ĐÂY
Voi là loài động vật có thể xác lớn nhất ở trên cạn. Khu vực Đông Dương thuộc Pháp (nay là các quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia) đều có voi sinh sống, đặc biệt là khu vực giáp ranh giữa 3 nước. Với nước ta là vùng Tây Nguyên và một phần Đông Nam bộ, với tập tục săn và thuần dưỡng voi đã có từ xa xưa.
Công việc của voi nhà phù hợp với sức vóc của nó như kéo gỗ, chuyên chở đồ nặng đi trên địa hình rừng núi… Với dáng vẻ khổng lồ, uy nghi, voi rất phù hợp với việc nhà binh tựa như những cỗ "chiến xa sống" uy hiếp đối phương và đội tượng binh tạo dáng uy nghi cho các đấng quyền quý sử dụng như "xe nhà" hoặc mua vui nhờ tính thông minh của nó…
Vì vậy, con người phải có phương thức bổ sung cho đàn voi nhà từ các đàn voi hoang dã. Kỹ năng săn bắt và thuần dưỡng voi rừng chỉ có trong một số cộng đồng cư dân nào đó. Ở nước ta là ở một số cộng đồng người M'Nông ở Tây Nguyên mà tương truyền gốc gác cũng từ Lào đến từ xa xưa, trong bối cảnh một thời đường biên giới quốc gia chưa hình thành rõ rệt.
Trải nghiệm thực tế đã tạo nên những vị "vua săn voi" uy tín và quyền lực trong cộng đồng. Khu vực Bản Đôn (Buôn Đôn, nay thuộc tỉnh Đắk Lắk) được coi là một trung tâm hàng đầu với hai tên tuổi Y Thu Knul và kế nghiệp là con rể Ama Kông. Cụ trước có chiến công săn được bốn trăm voi và thọ 110 tuổi; cụ sau với hơn ba trăm con cũng thọ ngoài trăm tuổi. Cả hai vị "vua” này từng được các vị hoàng đế của Xiêm (Thái Lan) hoặc triều Nguyễn nước ta tôn vinh, ban thưởng vì tài nghệ săn voi…
Những người tham gia săn loại thú lớn này cũng được phân cấp theo kinh nghiệm và thành tích (thường có danh xưng là "gru") từ cao đến thấp, với một tính kỷ luật cao, kỹ năng chuyên nghiệp và tuân thủ nghiêm những tập tục, tín ngưỡng liên quan…
Ama Kông được coi là vị "vua" cuối cùng, vì thời đại thay đổi, nghề săn voi phải chấm dứt, phần vì voi rừng ngày một ít, phần vì nước ta cam kết bảo vệ động vât hoang dã theo luật lệ quốc tế hiện đại. Giờ đây, ký ức và công cụ của nghề săn voi chỉ còn được giới thiệu trong vài bảo tàng ở Tây Nguyên. Người Pháp một thời cũng săn voi theo cung cách của nhà thực dân, cũng từng ghi chép, ghi hình về các cuộc săn voi theo góc nhìn dân tộc học, hoặc trải nghiệm du lịch.
Xin giới thiệu một bộ ảnh về quy trình săn một voi rừng để bạn đọc ngày nay tham khảo như một câu chuyện ngày càng lùi xa vào dĩ vãng.
QXN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất